ÔN TẬP LỚP 10

Học lập trình Python với các bài tập cơ bản

Bài 1

Viết chương trình in ra “Xin chào các bạn!”

Bài 2

Nhập một số từ bàn phím và in ra số đó.

Bài 3

Nhập vào sĩ số của một lớp và cho biết bạn có bao nhiêu người bạn trong lớp.

Bài 4

Nhập vào 2 số nguyên dương a và b. Tính tổng, hiệu, tích, thương, chia lấy nguyên, chia lấy dư của 2 số đó và in kết quả ra màn hình.

Bài 5

Viết chương trình nhập vào 2 số. Hoán đổi giá trị của 2 số đó.

Bài 6

Viết chương trình cho biết chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị của một số có 3 chữ số.

Bài 7

Nhập vào 1 cạnh của một hình vuông. In ra màn hình diện tích và chu vi của nó.

Bài 8

Nhập vào 2 cạnh của một hình chữ nhật. In ra màn hình diện tích và chu vi của nó.

Bài 9

Nhập vào bán kính của hình tròn. In ra màn hình diện tích và chu vi của nó (kết quả làm tròn 2 chữ số thập phân).

Bài 10

Tìm giá trị lớn nhất trong 4 số nguyên a, b, c, d (a, b, c, d được nhập vào từ bàn phím).

Bài 11

Nhập vào số n, hãy nhân n lên cho 3, rồi cộng 1 sau đó in kết quả ra màn hình.

Bài 12

Nhập vào số n, hãy mũ 2 rồi chia cho 3, sau đó in kết quả ra màn hình.

Bài 1

Nhập vào một số nguyên, kiểm tra nếu số đó lớn hơn 0 thì in ra "Số dương", ngược lại in ra "Số âm".

Bài 2

Nhập vào số nguyên a, nếu a là số chẵn thì in "Số chẵn", ngược lại in "Số lẻ".

Bài 3

Nhập vào 3 số nguyên, kiểm tra xem số nào là số lớn nhất.

Bài 4

Nhập vào một năm, kiểm tra xem năm đó có phải năm nhuận hay không?

Bài 5

Nhập vào hai số nguyên a và b. Kiểm tra xem a có chia hết cho b không?

Bài 6

Nhập vào một điểm số (từ 0 đến 100). Phân loại kết quả như sau:

  • 85 trở lên: Giỏi
  • 70 đến dưới 85: Khá
  • 50 đến dưới 70: Trung bình
  • Dưới 50: Yếu

Bài 7

Nhập vào một ký tự, kiểm tra xem ký tự đó có phải là nguyên âm không.

Bài 8

Nhập vào chiều cao và cân nặng, tính BMI và phân loại kết quả theo bảng sau:

  • BMI < 18.5: Gầy
  • 18.5 ≤ BMI < 24.9: Bình thường
  • 25 ≤ BMI < 29.9: Thừa cân
  • BMI ≥ 30: Béo phì

Bài 9

Nhập vào một số nguyên, kiểm tra xem số đó có phải là số nguyên tố hay không (chỉ áp dụng cho các số nhỏ hơn 10).

Bài 10

Nhập vào một số nguyên n, kiểm tra nếu n là bội của 3 hoặc 5 thì in ra "Bội của 3 hoặc 5".

Bài 1

Cho trước chữ cái x và số nguyên n. Hãy in chữ cái đó n lần.

Bài 2

Nhập vào một số nguyên n, in ra các số từ 1 đến n.

Bài 3

Cho số nguyên dương n. Em hãy in ra các số nguyên dương chẵn nhỏ hơn hoặc bằng n.

Bài 4

In ra bảng cửu chương của số 2.

Bài 5

Tính tổng các số từ 1 đến n (n nhập từ bàn phím).

Bài 6

Tính tổng các số chẵn từ 1 đến n (n nhập từ bàn phím).

Bài 7

Tính tổng các số lẻ từ 1 đến n (n nhập từ bàn phím).

Bài 8

Tính tổng các số chia hết cho 5 từ 1 đến n (n nhập từ bàn phím).

Bài 9

Cho hai số nguyên N và M. Tìm UCLN của N và M.

Bài 10

Nhập một số nguyên dương N. Đếm và tìm tất cả các số chính phương nhỏ hơn hoặc bằng N.

Bài 11

Cho số nguyên dương N (N <= 2 tỷ). Hãy kiểm tra xem số N có phải là số nguyên tố không? Số nguyên tố là số tự nhiên có duy nhất hai ước là 1 và chính nó.

Bài 12

Hôm nay, cô giáo vừa dạy cho Tý về số phong phú. Số N được gọi là số phong phú nếu như N nhỏ hơn tổng các ước của nó (không kể chính nó).

Bài 13

Số nguyên n gọi là số đối xứng nếu đọc từ trái qua phải, hay từ phải qua trái đều được số giống nhau. Ví dụ: 11, 121, 101 là các số đối xứng.

Bài 14

Người phương Đông quan niệm số đẹp là các số tự nhiên chỉ chứa hai số 6 hoặc 8. Ví dụ: 6, 8, 66, 68, 86, 88, 886, 668... là những số đẹp, 468, 5, 728... không phải là những số đẹp.

Bài 15

Nhập một số nguyên dương n (n ≤ 10^9). Hãy phân n thành tích của hai số nguyên dương x và y (trong đó x ≤ y) sao cho tổng của chúng là nhỏ nhất.

Bài 16

In ra dãy số Fibonacci đến số thứ n (n nhập từ bàn phím).

Bài 17

Đếm số lượng số nguyên tố nhỏ hơn hoặc bằng n (n nhập từ bàn phím).

Bài 18

Tính giai thừa của một số n (n nhập từ bàn phím).

Bài 19

In ra các số chia hết cho 3 trong khoảng từ 1 đến n (n nhập từ bàn phím).

Bài 20

Ta gọi phép nén một số nguyên là tính tổng các chữ số của nó. Dễ thấy, sau một số phép nén, thì số còn lại chỉ có một chữ số và không nén được nữa. Ta gọi số đó là số nén tối giản. Ví dụ cho số 86. Sau phép nén thứ nhất ta có: 8 + 6 = 14. Sau phép nén thứ 2: 1 + 4 = 5 => Số nén tối giản của 86 là 5. Hãy tìm số nén tối giản của một số nguyên N.

Bài 1

In ra các số từ 1 đến n (n nhập từ bàn phím).

Bài 2

Tính tổng các số từ 1 đến n (n nhập từ bàn phím).

Bài 3

In ra các số chẵn từ 1 đến n (n nhập từ bàn phím).

Bài 4

Cho số tự nhiên N. Đếm và tính tổng các chữ số của N.

Bài 5

In ra các số chia hết cho 3 từ 1 đến n (n nhập từ bàn phím).

Bài 6

Nhập vào một số nguyên n, kiểm tra xem n có phải là số hoàn hảo hay không.

Bài 7

Tìm số hoàn hảo đầu tiên lớn hơn một số nguyên n (n nhập từ bàn phím).

Bài 8

Đếm số lượng số nguyên tố nhỏ hơn hoặc bằng n (n nhập từ bàn phím).

Bài 9

In ra các số đối xứng từ 1 đến n (n nhập từ bàn phím).

Bài 10

In ra các số đối xứng từ 1 đến n (n nhập từ bàn phím).

Bài 1

Cho một danh sách có sẵn. Hãy in ra các phần tử trong danh sách đó.

Bài 2

Cho một danh sách có sẵn. Đếm số lượng phần tử là số lẻ trong danh sách đó.

Bài 3

Cho một danh sách có sẵn. Đếm số lượng phần tử chẵn trong danh sách đó.

Bài 4

Cho một danh sách có sẵn. Tính tổng các phần tử là số dương trong danh sách đó.

Bài 5

Cho một danh sách có sẵn. Tính tổng các phần tử chẵn trong danh sách đó.

Bài 6

Nhập danh sách gồm 5 phần tử. In tất cả các phần tử trong danh sách; In tất cả các phần tử có giá trị chẵn.

Bài 7

Nhập danh sách gồm 5 phần tử. In tất cả các phần tử trong danh sách; In tất cả các phần tử có giá trị lẻ.

Bài 8

Nhập danh sách gồm n phần tử. In tất cả các phần tử trong danh sách; Tính tổng và giá trị trung bình các phần tử trong danh sách.

Bài 9

Nhập danh sách gồm n phần tử. In tất cả các phần tử trong danh sách; Đếm và tính tổng các phần tử dương trong danh sách.

Bài 10

Nhập danh sách gồm n phần tử. Hãy thực hiện chèn phần tử x vào vị trí k trong danh sách. In ra tất cả các phần tử trong danh sách mới đó.

Bài 11

Đếm số lượng phần tử trong một list (danh sách nhập từ bàn phím).

Bài 12

Kiểm tra xem một phần tử có có trong list hay không (list và phần tử nhập từ bàn phím).

Bài 13

Thêm một phần tử vào cuối list (list và phần tử nhập từ bàn phím).

Bài 14

Loại bỏ một phần tử trong list (list và phần tử nhập từ bàn phím).

Bài 15

Sắp xếp một danh sách theo thứ tự tăng dần (danh sách nhập từ bàn phím).

Bài 16

Sắp xếp một danh sách theo thứ tự giảm dần (danh sách nhập từ bàn phím).

Bài 17

Kiểm tra xem một danh sách có rỗng hay không (danh sách nhập từ bàn phím).

Bài 18

In ra phần tử lớn nhất và nhỏ nhất trong danh sách (danh sách nhập từ bàn phím).

Bài 19

Nhân tất cả các phần tử trong danh sách với một giá trị cho trước (danh sách và giá trị nhập từ bàn phím).

Bài 20

In ra các phần tử chẵn trong danh sách (danh sách nhập từ bàn phím).

Bài 1

Nhập vào số lượng học sinh và danh sách họ tên. In danh sách ra màn hình.

Bài 2

Nhập một xâu ký tự và kiểm tra xem nó có chứa "10" hay không.

Bài 3

Nhập một địa chỉ email và kiểm tra xem nó có hợp lệ không (chỉ cần chứa ký tự "@").

Bài 4

Hãy trích xuất ra 3 ký tự đầu tiên của một xâu cho trước.

Bài 5

Chèn xâu "Phú Yên " vào giữa xâu "Tự hào quê tôi" tại vị trí len(s2)//2.

Bài 6

Nhập hai xâu s1 và s2, sau đó chèn s1 vào giữa s2 tại vị trí len(s2)//2.

Bài 7

Kiểm tra xem một xâu có chứa chữ số hay không.

Bài 8

Kiểm tra độ mạnh của mật khẩu. Nhập một mật khẩu và kiểm tra xem nó có đủ mạnh hay không.

Bài 9

Nhập danh sách học sinh và đếm số học sinh có tên 'Hương'.

Bài 10

Đếm số học sinh đạt loại Giỏi. Nhập danh sách học sinh kèm xếp loại, sau đó đếm số học sinh đạt loại "Giỏi".

Bài 11

Đếm số lượng ký tự 'a' trong một chuỗi (chuỗi nhập từ bàn phím).

Bài 12

Kiểm tra xem một chuỗi có phải là palindrome hay không (chuỗi nhập từ bàn phím).

Bài 13

Chuyển một chuỗi thành chữ hoa (chuỗi nhập từ bàn phím).

Bài 14

Chuyển một chuỗi thành chữ thường (chuỗi nhập từ bàn phím).

Bài 15

Thay thế tất cả các ký tự 'a' trong chuỗi bằng ký tự 'b' (chuỗi nhập từ bàn phím).

Bài 16

Kiểm tra xem một chuỗi có chứa một từ cho trước hay không (chuỗi và từ nhập từ bàn phím).

Bài 17

Đếm số lượng từ trong một chuỗi (chuỗi nhập từ bàn phím).

Bài 18

Loại bỏ các khoảng trắng ở đầu và cuối chuỗi (chuỗi nhập từ bàn phím).

Bài 19

Kiểm tra xem một chuỗi có bắt đầu bằng một từ cho trước hay không (chuỗi và từ nhập từ bàn phím).

Bài 20

Kiểm tra xem một chuỗi có kết thúc bằng một từ cho trước hay không (chuỗi và từ nhập từ bàn phím).

Bài 1

Xây dựng hàm tính tổng các số nguyên từ 1 đến n (n nhập từ bàn phím).

Bài 2

Xây dựng hàm kiểm tra một số có phải là số nguyên tố hay không.

Bài 3

Xây dựng hàm tính giai thừa của một số.

Bài 4

Xây dựng hàm tính số Fibonacci thứ n.

Bài 5

Xây dựng hàm tính tổng các phần tử trong một danh sách (list nhập từ bàn phím).

Bài 6

Xây dựng hàm tìm giá trị lớn nhất trong một danh sách.

Bài 7

Xây dựng hàm đếm số lượng phần tử trong một danh sách.

Bài 8

Xây dựng hàm tìm phần tử xuất hiện nhiều nhất trong danh sách.

Bài 9

Xây dựng hàm đảo ngược một danh sách.

Bài 10

Xây dựng hàm kiểm tra xem một số có phải là số hoàn hảo hay không.

Bài 1

Viết chương trình để tính tổng các số nguyên từ 1 đến n (n nhập từ bàn phím). Sử dụng file để lưu trữ và đọc dữ liệu.

Ví dụ:

Input Output
5 Tổng các số từ 1 đến 5 là: 15

Bài 2

Viết chương trình đọc danh sách các số nguyên từ một file đầu vào, tính trung bình cộng của chúng và ghi kết quả vào file đầu ra.

Ví dụ:

Input Output
10, 20, 30, 40 Trung bình cộng: 25.0

Bài 3

Viết chương trình tìm số lớn nhất và nhỏ nhất từ danh sách số nguyên được nhập từ bàn phím và ghi kết quả vào file.

Ví dụ:

Input Output
12, 5, 7, 20 Số lớn nhất: 20; Số nhỏ nhất: 5

Bài 4

Viết chương trình kiểm tra xem một chuỗi nhập từ bàn phím có phải là chuỗi palindrome hay không. Kết quả được ghi vào file đầu ra.

Ví dụ:

Input Output
madam madam là chuỗi palindrome

Bài 5

Viết chương trình đếm số từ trong một đoạn văn bản được lưu trữ trong file đầu vào và ghi kết quả vào file đầu ra.

Ví dụ:

Input Output
Python is fun Số từ: 3

Bài 6

Viết chương trình đọc danh sách các số nguyên từ file đầu vào, kiểm tra số chẵn và lẻ, sau đó ghi kết quả vào file đầu ra với hai dòng riêng biệt: một dòng cho số chẵn và một dòng cho số lẻ.

Ví dụ:

Input Output
1, 2, 3, 4, 5 Số chẵn: 2, 4
Số lẻ: 1, 3, 5

Bài 7

Viết chương trình đọc một đoạn văn từ file đầu vào, đếm tần suất xuất hiện của từng từ và ghi kết quả vào file đầu ra.

Ví dụ:

Input Output
hello world hello python hello: 2
world: 1
python: 1

Bài 8

Viết chương trình đọc danh sách các số nguyên từ file đầu vào, kiểm tra các số nguyên tố và ghi các số đó vào file đầu ra.

Ví dụ:

Input Output
4, 5, 6, 7, 8 5, 7

Bài 9

Viết chương trình đọc danh sách các số nguyên từ file đầu vào, sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần và ghi danh sách đã sắp xếp vào file đầu ra.

Ví dụ:

Input Output
5, 3, 8, 2 2, 3, 5, 8

Bài 10

Viết chương trình đọc danh sách các số nguyên từ file đầu vào, tính tổng các số dương và ghi kết quả vào file đầu ra.

Ví dụ:

Input Output
-3, 5, -1, 7 12